Những câu hỏi liên quan
lê thị kim ngân
Xem chi tiết
゚°☆Morgana ☆°゚ ( TCNTT )
27 tháng 5 2019 lúc 19:54

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

Bình luận (0)
Nguyễn Viết Ngọc
27 tháng 5 2019 lúc 19:56

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Bình luận (0)
lê thị kim ngân
27 tháng 5 2019 lúc 19:56

nhah nha các bah

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
17 tháng 10 2016 lúc 14:23

a/ Thiếu QHT.

Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng ở xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng (thêm từ "ở")

b/ Thừa QHT.

Sửa: Câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái (bỏ từ "qua" đầu câu)

c/ Lỗi dùng QHT không thích hợp về nghĩa.

Sửa:  Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng (bỏ "để" thay bằng "vì")

Bình luận (3)
Nguyễn Thị Kim Ngân
18 tháng 10 2016 lúc 19:24

đúng rùi đó các bn cug hok vnen ak !

 

 

Bình luận (5)
Huong Bui
8 tháng 10 2017 lúc 9:00

a) Thiếu QHT

Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng ở xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng.

=> Thêm chữ "ở"

b) Thừa QHT

Sửa: Câu ca dao" Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối vs con cái.

=> Bỏ từ "qua"

c) Dùng sai QHT, ko thích hợp về nghĩa

Sửa: Chim sâu rất có ích cho nông dân nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

=> Thay từ "Vì" thành từ "để".

Chúc bạn học tốt!thanghoa

Bình luận (0)
Xuân Quý Huỳnh
Xem chi tiết
HòΔ ThΔnh
13 tháng 1 2022 lúc 20:05

tham khảo....☺☺

Tôi là đứa con trai duy nhất của bố mẹ tôi. Mẹ tôi chiều tôi lắm. Hễ tôi xin mua gì, mẹ cũng mua cho. Nhưng trái ngược với mẹ, bố tôi rất nghiêm khắc. Bố không cho tôi đi chơi với mấy đứa bạn nghịch ngợm. Mỗi lần đi học về là bố thường kiểm tra lại bài tập, vở ghi của tôi. Cũng chính vì thế mà tôi chỉ quý mẹ, có gì chỉ tâm sự với mẹ.

 
Hôm ấy, tôi đang chơi bi ở sân trường thì thằng Tuấn, thằng Hùng gọi:

– Hoàng ơi, có ăn bàng chín không?

– Nghe đến bàng chín, tôi đã thèm lắm rồi. Tôi hỏi:

– Ở đâu?

– Cứ theo rồi khắc biết.

Hai đứa dẫn tôi đến gốc cây bàng cuối sân. Dạo này có lệnh cấm trèo nên cây bàng chi chít những quả chín vàng mọng. Ba đứa tôi thoăn thoắt trèo lên. Những tia nắng vàng chiếu xuống làm quả bàng thêm vàng, ngon hơn. Ba đứa tôi thi nhau chuyền hết cành này đến cành kia chọn quả chín ăn. Kìa! Một chùm bàn dăm bảy quả trông rất ngon mắt ở cành nhỏ phía xa xa. Tôi vội vàng leo ra. Bỗng "rắc! rắc!" cành bàng nơi chân tôi đứng bị gãy. Tôi hốt hoảng định bám vào cành khác nhưng không kịp nữa rồi. Tôi đã bị lơ lửng trên không và rơi bịch xuống đất, bất tỉnh.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Tôi cảm thấy đầu mình tê tê làm sao ấy mà lại rất nặng khó chịu vô cùng. Tôi từ từ mở mắt ra. Mẹ đang ngồi ở đầu giường. mẹ nhìn tôi, ánh mắt đầy lo âu. Tôi cảm thấy ân hận quá. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ mừng quá reo lên:

– Kìa con! Con đã tỉnh dậy rồi ư? Con có đau lắm không?

– Con chỉ thấy khó chịu thôi mẹ ạ. Thế bố đâu hả mẹ? – Tôi hỏi.

– Bố con… bố con… – Mẹ ngập ngừng, một thoáng bối rối.

– Bố con đâu hả mẹ? trời ơi, tôi cảm thấy người mình nóng ran lên.

– Đầu con ê ẩm lắm, con không chịu được nữa đâu.

Vừa dứt lời tôi lấy tay sờ lên đầu và bứt cả băng ra. Tôi bỗng cảm thấy choáng váng và mê man không biết gì nữa.

Lần thứ hai tỉnh dậy tôi thấy mình nằm ở căn phòng cũ. Trên đầu tôi được thay một tấm băng mới. Vẫn khuôn mặt thân thương, ánh mắt dịu hiền, mẹ ngồi nhìn tôi. Thấy tôi đã tỉnh, mẹ dịu dàng:

– Bây giờ con phải bình tĩnh và cẩn thận hơn trước đó.

– Vâng ạ! – Tôi đáp lời mẹ.

Tuy thế trong thâm tâm tôi vẫn tự hỏi: Tại sao trong lúc mình ốm đau như thế này bố lại không đến nhỉ? Hay là bố ghét mình? Hay là bố bận việc gì? Không hẳn là thế? Vậy tại sao? Câu hỏi đó cứ dằn vặt tôi trong suốt thời gian tôi nằm bệnh viện.

Hôm xuất viện về nhà, tôi thấy bố đang nằm trên giường thiêm thiếp ngủ. Khuôn mặt bố hác, tóc lốm đốm bạc, đôi mắt hõm sâu. Nước da bố xanh xao khác hẳn mọi khi. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi vừa ngồi vào ghế thì Hùng, Tuấn xách chiếc làn đỏ bước vào.

– Cháu chào các bác! Kìa Hoàng! Bạn đã thấy đỡ chưa? Tuấn nhanh nhẹn hỏi.

– Chào các cháu. Các cháu vào chơi với Hoàng. Bác trai mệt vừa thiếp đi. Mẹ tôi nó.

– Cảm ơn các cậu, tớ đỡ rồi! – Tôi lên tiếng.

– Hoàng ạ, hôm nay hai đứa mình đến để xin lỗi cậu bởi vì tại chúng mình rủ cậu trèo bàng cho nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Xin hai bác thứ lỗi cho chúng cháu. Vì chúng cháu mà Hoàng đã bị ngã và mất bao nhiêu là máu, bác trai đã phải tiếp máu cho Hoàng nên đã bị ốm!

– Có thật vậy không mẹ? – Tôi thảng thốt hỏi mẹ.

Mẹ khẽ gật đầu. Từ trên ghế tôi chạy vội lại ôm chầm lấy bố. Hai hàng nước mắt tôi từ từ rơi. Ôi! Chính bố đã tiếp máu cho mình, thế mà mình lại nghi ngờ bố.

– Bố! Bố tha thứ cho con. Chỉ vì con mà bố bị suy kiệt!

Bố tôi tỉnh dậy:

– Không sao đâu con ạ!

– Bố!

Tôi và bố ôm chặt lấy nhau. Một tình cảm yêu thương trào lên trong tôi. Căn nhà nhỏ bé tràn đầy hạnh phúc. Mẹ nhìn bố con tôi khẽ mỉm cười.

Bình luận (0)
Lê Minh Thiện
Xem chi tiết
❤  Hoa ❤
26 tháng 6 2018 lúc 7:08

lm z bao giờ xong ~~  T_T

. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

ND : khuyên con ng ta anh em trong một gia đình như ta vs chân pải giúp đỡ nhau .

Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

ND : nói đến Cảnh xứ huế giống như 1 bức tranh đẹp .

Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật như củ ấu gai 

Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

ND :  cho thấy vẻ đẹp của nhân vật tấm lụa 

Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật  bèo trôi 

Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vậtvs  tấm lụa điều 

Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật  vs hoa lài 

"Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi" 

ND : ng có cha thì rất may mắn còn ng ko có cha thì ...

Mẹ già như chuối ba hương 
Như xôi nếp một, như đường mía lau". 

ND : nói đến ng mẹ như chuối ba lương .

"Đôi ta như lửa mới nhen 
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu". 
_ND : nói đến con ng vs lửa 

mk lm hơn gọn xíu ! Mong bn thông cảm ~~

Bình luận (0)
NHT PHC
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà Ngân
Xem chi tiết
Anh Hoàng Tuấn
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 12 2021 lúc 20:08

Em tham khảo:

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
7 tháng 12 2021 lúc 21:44

Tham khảo

 

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

 

 

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

Bình luận (3)
Nguyễn Huy Kiên
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 12 2023 lúc 10:59

Bài ca dao trên là lời nhắc nhở những đứa con về công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Trong bài ca dao có sử dụng biện pháp so sánh "công cha" - núi Thái Sơn và "nghĩa mẹ" - nước trong nguồn chảy ra. Từ đó cho chúng ta thấy công ơn của cha mẹ là vĩ đại không gì có thể đong đếm được. Cả một đời cha mẹ vất vả vì con cái vì vậy chúng ta phải sống sao cho "tròn" chữ hiếu với cha mẹ. Công ơn trời bể của đấng sinh thành là điều mỗi chúng ta cần giữ mãi trong tim và hành động làm tròn đạo con với cha mẹ.

Bình luận (0)
dảk dảk bruh bruh lmao
11 tháng 12 2023 lúc 21:08

Tham khảo

 

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:

                      Công cha như núi Thái Sơn

               Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                         Một lòng thờ mẹ kính cha

                Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Câu thứ nhất nói về “công cha”, ở đây công cha lại được ví với “núi Thái Sơn”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể hết. Nghĩa mẹ được so sánh với “nước trong nguồn”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Tác giả dân gian kết thúc câu ca dao bằng tiếng cảm thán là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “làm tròn chữ hiếu” tạc dạ công cha nghĩa mẹ. Bài ca dao khép lại những dư âm xúc động về công ơn trời bể của những đấng sinh thành vẫn còn mãi trong 

Bình luận (0)
Lê Quốc Hùng
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
19 tháng 11 2021 lúc 20:47

tham khảo:

 

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi sự yêu thương to lớn mà cha mẹ đã dành trọn vẹn cho chúng ta. Bài ca dao làm em nhớ đến hình ảnh của cha mẹ đã làm lụng vất vả để nuôi em khôn lớn như ngày nay. Tác giả ví công lao của cha như ngọn núi cao ngất trời còn tình nghĩa của mẹ như nước trong nguồn chảy ra bất tận. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao! Công cha nghĩa mẹ vô bờ bến suốt đời con không bao giờ trả hết .Qua bài ca dao, giúp em hiểu được công lao như trời biển của cha mẹ và phải biết kính trọng hiếu thảo với cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Nên câu ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn… ”được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Bình luận (0)
ngô lê vũ
19 tháng 11 2021 lúc 20:47

Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

 

Bình luận (1)
Thuy Bui
19 tháng 11 2021 lúc 20:47

Tham khảo

 

Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

Bình luận (1)